Thứ nhất, sự ra đời của Luật Đất đai năm 1993 bổ sung sửa đổi cho Luật Đất đai năm 1988. Các điểm mới của Luật 1993 đã tạo điều kiện phát triển thị trường BĐS trong đó phải đặc biệt kể đến 2 nội dung đổi mới cơ bản:
Một là người sử dụng đất nông nghiệp, đất ở được Nhà nước giao cho 5 quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê đối với quyền sử dụng đất (Điều 1). Từ đó, đối tượng sử dụng đất đã đa dạng hơn không chỉ có đối tượng sử dụng đất mà còn có đối tượng thuê đất. Người dân có thêm một quyền mới là quyền ” chuyển quyền sử dụng đất đai” trừ trường hợp đất sử dụng không có giấy tờ hợppháp, đất không được chuyển quyền sử dụng và đất đang có tranh chấp (Điều 30 Luật Đất đai 1993)
Thứ hai, năm 1992 cũng là thời điểm thu hút các nguồn lực đầu tư nước ngoài. Đầu tư vào Việt Nam tăng khiến thị trường BĐS trở nên sôi động hơn. Đặc biệt là sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận Việt Nam năm 1995, một số hãng lớn của Mỹ đã ngay lập tức quay trở lại Việt Nam thực hiện đầu tư như Ford Motor, hãng nhựa đường Caltex, Công ty Bảo hiểm AIA..
Thứ ba, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng với tốc độ cao. Tăng trưởng GDP đạt đỉnh cao đặc biệt trong năm 1995 (9.5%) và 1996 (9.3%) khiến nhu cầu về nhà đất tăng lên, thúc đẩy sự bùng phát của thị trường BĐS.
Cuối cùng, lạm phát giai đoạn này vẫn còn ở mức cao, đặc biệt trong năm 1994, lạm phát 14.4%, năm 1995 là 13.4% khiến các nguồn tiền nhãn rỗi trong nền kinh tế, đặc biệt là trong dân cư được dồn để kinh doanh BĐS gây rối loạn thị trường này, đẩy giá BĐS tăng hàng chục lần. Do vậy giá thuê mặt bằng để sản xuất, thuê cửa hàng để kinh doanh cũng tăng lên tương ứng.
Nền kinh tế Việt Nam trong năm nay có nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp…
Hiện nay, việc sở hữu một chiếc ô tô không còn là điều xa xỉ,…
Sở hữu một chiếc xe hơi không còn là giấc mơ xa vời nhờ hình…
Khám phá các ưu điểm vượt trội của dịch vụ cho thuê nhà xưởng trong…
Trong bài viết này, bạn sẽ khám phá về kết cấu nhà xưởng khung thép…
Khi quyết định mua một chiếc xe mới hoặc cũ, việc tìm hiểu về cách…