Mô hình “ một cửa, tại chỗ” đối với KCN

Những năm qua, KCN thực sự là nơi thử nghiệm mô hình cơ chế “một cửa, tại chỗ” và đã đạt được những chuyển biến tích cực:

– Cùng với việc thành lập các KCN, các Ban quản lý các KCN cũng được thành lập nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước KCN ở địa phương, là đầu mối liên hệ giữa nhà đầu tư với KCN. Hiện nay, 46 Ban quản lý KCN đã được thành lập ở tất cả các địa phương có KCN, trong đó 45 Ban quản lý KCN trực thuộc UBND tỉnh, Ban quản lý KCN Việt Nam – Singapore trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Thông qua Ban quản lý KCN, nhà đầu tư có điều kiện dễ dàng tiếp cận với các thông tin về KCN, giải quyết các thủ tục đầu tư vào KCN ngay tại địa phương.

– Những năm qua, quy chế uỷ quyền trong quản lý các KCN tiếp tục được hoàn thiện, hầu hết các BQL KCN đều được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủy quyền quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư (gồm tiếp nhận hồ sơ, cấp phép và giả quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt đồng đầu tư đối với ĐTNN của doanh nghiệp) . Nội dung uỷ quyền phù hợp với trình độ quản lý của các BQL. Hoạt động đầu tư trong phạm vi thẩm quyền được BQL giải quyết nhanh gọn, thuận lợi và về cơ bản nằm trong năng lực quản lý của các BQL. Quá trình uỷ quyền đã đạt được hiệu quả về 2 mặt: vừa giúp nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng và đơn giản hóa việc xin phép đầu tư, đồng thời giúp giảm bớt khối lượng công việc của cơ quan trung ương, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN được trực tiếp và sâu sát hơn. Tuy nhiên, đến nay khi nghiên cứu hoàn thiện mô hình quản lý cho thấy cần thiết phải chuyển từ mô hình uỷ quyền sang mô hình phân cấp và tương ứng là mở rộng quy mô phân cấp về vốn của dự án đầu tư, đặc biệt với các dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhằm tạo sự năng động và chịu trách nhiệm của BQL và chính quyền địa phương.

– Ngoài việc ủy quyền quản lý hoạt động đầu tư, các bộ, ngành cũng đã ủy quyền cho BQL trong việc xét duyệt kế hoạch nhập khẩu, cấp giấy chứng nhận xuất xử hàng hóa C/O form D, giấy phép lao động… Trong thời gian tới, với việc áp dụng Luật Đầu tư chung, xu hướng phân cấp sẽ tiếp tục được mở rộng.

Mô hình “ một cửa, tại chỗ” đối với KCN was last modified: June 5th, 2019 by admin

Recent Posts

Looking to lease factory in Vietnam? Here are 8 things to consider

Many businesses choose to rent a factory that has already been built to save time…

2 days ago

Lựa chọn tối ưu tài chính thông minh khi mua toyota cross cũ

Toyota Cross là một trong những dòng xe được ưa chuộng nhất của hãng xe…

3 days ago

The growth of the industrial sector and the demand factory for rent in Vietnam

Vietnam is currently experiencing a promising phase in industrial development, paralleled by a surging demand…

6 days ago

Tìm hiểu về các loại lãi suất vay mua ô tô hữu ích cho khách hàng

Khi muốn mua một chiếc ô tô mới, nhiều người thường lựa chọn vay tiền…

1 month ago

Ưu điểm của việc mua xe Toyota cũ trả góp

Việc mua xe Toyota cũ trả góp đang trở thành một xu hướng phổ biến…

1 month ago

Đầu tư vào sự thành công: Lý do cho thuê nhà xưởng có văn phòng tại Việt Nam hợp lý

Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, văn phòng nhà máy đóng vai trò…

1 month ago