Tình hình huy động nguồn tài chính trên thị trường bất động sản – P4

Vốn khác

Ngoài những nguồn tài trợ trong nước như trên thì thị trường bất động sản Việt

Nam còn được đầu tư bởi các nguồn tài trợ nước ngoài. Trong những năm gần đây nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam liên tục tăng đặc biệt sau 2 năm Việt

Nam gia nhập WTO:

Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn FDI vào Việt Nam là FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Năm 2007, tổng số vốn FDI đầu tư vào bất động sản khoảng 8,9 tỷ USD chiếm tỷ trọng 42% trên tổng dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Sang năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế nặng nề, cùng với các chính sách thắt chặt tín dụng đối với bất động sản được áp dụng nghiêm khắc, cung cầu bất động sản mất đối và bị chi phối bởi các nhà đầu tư, đầu cơ bất động sản¼đã khiến thị trường bất động sản lao dốc và “nằm ngủ đông” tuy nhiên số vốn đầu tư vào bất động sản vẫn ở mức cao.

Tính đến hết tháng 3.2009 tuy nền kinh tế gặp khó khăn nhưng số vốn FDI tăng thêm tăng 34% so với cùng kì năm ngoái cho thấy các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam vẫn tin tưởng và lạc quan vào cơ hội phát triển. Tuy nhiên làn sóng FDI vào Việt Nam chỉ bằng 60% so với cùng kì năm ngoái. Theo thông tin từ hiệp hội bất động sản Việt Nam 4 tháng đầu năm Việt Nam thu hút được 6,3 tỷ USD, bằng 83% cùng kỳ. Trong đó 91% vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản.

Trong báo cáo mới đây của tập đoàn PricewaterhouseCoopers và tổ chức Urban Land Institute có trụ sở tại Mỹ cho thấy thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố có triển vọng phát triển nhất tại Châu Á – Thái Bình Dương trong lĩnh vực bất động sản.

Tỷ trọng FDI đầu tư vào công nghiệp và xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn đạt trên 56%;

dịch vụ chiếm trên 40%. Trong tổng vốn đầu tư vào dịch vụ thì đầu tư bất động sản chiếm trên 50%. Đầu tư, xây dựng văn phòng – căn hộ vẫn là lĩnh vực thu hút số vốn nhiều nhất với hơn 9 tỷ USD.

Gần đây có một số quỹ đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam. Indochina Capital lập quỹ Indochina Land Holdings 1 (42 triệu USD) vào năm 2005, Quỹ Indochina Land Holdings 2 (265 triệu USD). Riêng quỹ Vina Land (205 triệu USD) do VinaCapital thành lập vào tháng 3.2006 đã đầu tư vào một số dự án lớn ở Việt Nam và đã tăng vốn lên 595 triệu USD. Mới đây Công ty đầu tư bất động sản hàng đầu của Singapore – Pacific Star đã hợp tác với Công ty Alony Hetz của Israel để thành lập quỹ đầu tư bất động sản tại Việt Nam với số quỹ dự kiến khoảng 200 triệu USD.

Tình hình huy động nguồn tài chính trên thị trường bất động sản – P4 was last modified: June 5th, 2019 by admin

Recent Posts

Tìm hiểu về các loại lãi suất vay mua ô tô hữu ích cho khách hàng

Khi muốn mua một chiếc ô tô mới, nhiều người thường lựa chọn vay tiền…

3 weeks ago

Ưu điểm của việc mua xe Toyota cũ trả góp

Việc mua xe Toyota cũ trả góp đang trở thành một xu hướng phổ biến…

4 weeks ago

Đầu tư vào sự thành công: Lý do cho thuê nhà xưởng có văn phòng tại Việt Nam hợp lý

Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, văn phòng nhà máy đóng vai trò…

1 month ago

Factory lease in Vietnam: The advantages of renting a factory in Vietnam for business purposes

Vietnam's rapid industrial and business development has turned it into a highly attractive destination for…

1 month ago

Nâng tầm hiệu quả công việc với khu phức hợp văn phòng thương mại hiện đại

Trong thời đại công nghệ hiện nay,  làm việc tại văn phòng đã trở nên…

1 month ago

Thiết kế hiện đại cho tòa nhà văn phòng mặt sàn lớn

Tòa nhà văn phòng mặt sàn lớn là một trong những lựa chọn phổ biến…

1 month ago